vân thủ khí công quyền

       Bài tập với các động tác nhẹ nhàng phối hợp với hơi thở Hoàn Nhiên với một nhịp điệu chậm trong khi tập luyện.Vân Thủ Khí Công Quyền là một loại vận động dùng để luyện thân thể và nội lực nhằm làm thông suốt các kinh mạch trong cơ thể. Vân Thủ Khí Công Quyền là một loại quyền pháp luyện từ nhu đến cương, từ mềm mại chậm rãi để tiến tới cường mạnh và nhanh nhẹn, từ nội tạng và tinh thần, sau đó sẽ đến bắp thịt và gân cốt.

        Bài tập này có những tác dụng:

  • Khai thông các bế tắc của kinh mạch đã gây ra bịnh hoạn của thân tâm.
  • Thúc đẩy sự lưu thông của khí huyết mạnh hơn trong kinh mạch và nội tạng.
  • Cân bằng lại Tâm Sinh lý rối loạn do đời sống gây ra.
  • Lưu thông được Nhân Khí với Thiên và Địa Khí của môi trường chung quanh.

Tổng Cộng 18 Thế Tập.

Vân Thủ Khí Công luyện với yếu quyết thứ nhất: Gió thổi nhẹ nhàng và mây bay lững lờ thong thả.

  • Cử động chậm rãi theo một nhịp điệu hơi thở nhất định. Số lần hơi thở ra vào trong một phút càng ít càng tốt.
  • Lưỡi chạm ở vòm họng trên, trong suốt thời gian luyện.
  • Hơi thở vào và ra bằng mũi, miệng ngậm. Khi thở ra thì phát âm /Om/ trong cuống họng.
  • Cử động chú trọng ở cánh chỏ, vai và eo hông.
  • Mắt phải nhìn theo tay khi cử động.
  • Chân trần chạm đất hay cỏ, không nên tập luyện nếu không nối được với âm điện của mặt đất, nếu không thể được thì sau khi luyện phải bước đi trên cỏ hay mặt đất với chân trần.
  • Tập luyện từng thế và phối hợp với hơi thở cho thuần thục rồi hãy học thế thứ hai.
  • Sự tập trung sẽ đặt vào hơi thở chứ không phải động tác. Hơi thở là nội thế, quyền pháp và thân pháp là ngoại thế. Số lần của một buổi tập sẽ là 108 hơi thở vào và ra, phối hợp với động tác. Thí dụ:
  • Nếu chỉ học được một thế thì luyện một thế là 108 lần.
  • Nếu học được hai thế thì mỗi thế là 54 lần.
  • Nếu học được ba thế thì luyện mỗi thế 36 lần,
  • Nếu học được bốn thế thì mỗi thế luyện 27 lần.
  • Tiếp tục như vậy cho đến khi học được mười tám thế thì mỗi thế luyện 6 lần. Trong suốt một buổi tập, không nên gián đoạn hơi thở vào và ra, cho dù đang đứng nghỉ giữa hai tư thế.
  • Phối hợp của các thế với nhau thì tùy theo sự hiểu biết và nội lực của từng người. Cách đơn giản nhất là sau khi xong mỗi đòn thế thì đứng yên lại và tiếp tục hít thở cho đến khi nào cảm thấy sẵn sàng thì bắt đầu thế kế tiếp.
  • Thứ tự của các thế không nhất định phải theo thứ tự. Tùy tâm mà học, thích thế nào học thế đó. Nguyên tắc là biến những động tác của các tư thế thành bài quyền của riêng mình, tùy theo trình độ và cá tính của mình.
  • Độ cao thấp của thân hình tùy theo sức lực của mình. Thân hình càng xuống thấp thì cơ thể càng mạnh.

      Sau khi xong một buổi tập, chấm dứt buổi tập bằng thế thứ 18 “Thâu Khí Đan Điên”
      Ngồi hay đứng yên và nhắm mắt lại để dưỡng thần sau khi tập luyện một thời gian để nội khí trở về Hạ Đan Điền.

Chú thích:
       Sau khi đã học xong và phối hợp thuần thục các động tác và hơi thở tự do, quý vị nên theo điệu nhạc hướng dẫn hít vào và thở ra trong CAO CẤP LUYỆN HÍT THỞ HOÀN NHIÊN để luyện tập.
        Không nên giảm số lần hơi thở trong một phút quá nhanh, chỉ nên giảm sau khi thấy cơ thể không còn khó khăn với nhịp điệu hơi thở đang tập. Quý vị có những khó khăn về chân, không thể đứng lâu được thì có thể ngồi trên ghế để tập luyện

Video Hướng Dẩn Tập Luyện

Giới Thiệu Vân Thủ Khí Công

Vân Thủ 1/18
Nâng Tay Ngang Vai

Vân Thủ 2/18
Mở Ngực Ép Vai

Vân Thủ 3/18
Ôm Bóng Qua Đầu Trái Phải

Vân Thủ 4/18
Rút Tay Quá Đầu

Vân Thủ 5/18
Chống Tay Trái Phải

Vân Thủ 6/18
Vươn Tay Quá Đầu

Vân Thủ 7/18
Vươn Tay Trái Phải

Vân Thủ 8/18
Ôm Bình Vải Hạt

Vân Thủ 9/18
Đẩy Chưởng Trái Phải

Vân Thủ 10/18
Đọc Sách Lau Bàn

Vân Thủ 11/18
Vươn Cao Cúi Xuống

Vân Thủ 12/18
Đẩy Tay Phía Trước

Vân Thủ 13/18
Dang Tay Ép Vai

Vân Thủ 14/18
Đấm Tay Eo Hông

Vân Thủ 15/18
Dang Tay Hai Bên

Vân Thủ 16/18
Quay Thân Trên Dưới Trái Phải

Vân Thủ 17/18
Nhấc Chân Trái Phải

Vân Thủ 18/18
Thâu Khí Đan Điền